Giáo viên mầm non tư thục vất vả mưu sinh mùa dịch

Thất nghiệp, không có thu nhập và buộc phải tìm công việc khác để kiếm sống là tình cảnh chung của giáo viên các cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đào Thị Hiền, 26 tuổi, giáo viên dạy trường mầm non Kid Home ở quận Thanh Xuân đã nghỉ việc hơn 2 tháng. Do nghỉ nên cô giáo không có lương. Để có tiền trang trải cuộc sống, cô Hiền buộc phải về nhà ở với bố mẹ đẻ ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Hằng ngày, để đỡ đần gánh nặng kinh tế gia đình, cô gái trẻ mở thêm hàng ăn vặt: Chè Huế, chè Thái, đỗ đen, cốm, bưởi và cả bánh ngô, khoai, chuối… kiếm thêm thu nhập. Hiện nay, Hiền còn chuyển sang bán thêm cả thực phẩm theo hình thức online.



“Trước đây, khi học sinh chưa nghỉ vì dịch bệnh, thu nhập của mình khoảng 7 triệu đồng/tháng, mình thuê nhà gần trường và ở đó luôn. Từ khi nghỉ việc không lương, mình về nhà ở với bố mẹ và mở quán ăn vặt nhỏ để thêm thắt vào chi tiêu hàng ngày. Mình chưa lập gia đình nên chỉ bản thân khó khăn, nhiều đồng nghiệp của mình đã có gia đình, vừa phải thuê nhà, vừa nuôi con nhỏ, thời gian này đang vô cùng vất vả, xoay đủ nghề mưu sinh”, Hiền chia sẻ

Khi trường học đóng cửa vì dịch bệnh, những thầy cô giáo ở nhiều bộ môn, cấp học khác vẫn có thể dạy kỹ năng sống, dạy online để kiếm thu nhập. Các cô giáo mầm non chỉ biết trông chờ vào đồng lương nhờ kỹ năng trông nom và chăm sóc trẻ nhỏ. Giờ nghỉ dạy, họ chẳng được nhận khoản thu nhập nào.

Cô giáo mầm non tư thục Nguyễn Thị Hoa ở phường Định Công, quận Hoàng Mai mấy tháng nay phải dè xẻn chi tiêu và lên mạng bán hàng thực phẩm online để kiếm thêm. “Hàng tháng, tiền nhà, tiền ăn và sinh hoạt phí tôi vẫn phải trả đều, giờ không đi làm thêm, tôi rất khó khăn về kinh tế.

Chồng tôi làm nghề tự do nên thời điểm này cũng không có thu nhập. Vì vậy tôi phải lấy hải sản ở quê Nam Định lên để bán. Mỗi ngày cũng túc tắc kiếm được vài chục ngàn đồng nhưng vẫn không đủ ăn cho cả gia đình và con nhỏ. Chúng tôi phải chi tiết kiệm vì riêng tiền thuê nhà đã 2,5 triệu đồng mỗi tháng”, cô Hoa cho biết.

Trong đại dịch, nhiều giáo viên mầm non và gia đình của họ đã không lựa chọn cách về quê ở nhờ nhà bố mẹ mà họ bám trụ lại Hà Nội, lý do bởi họ lo nhỡ đâu mang mầm bệnh về cho gia đình. Vì thế họ đã ở lại và tiếp tục kiếm việc làm thêm như bán online thực phẩm, quần áo, hàng gia dụng.

Tuy nhiên, công việc bán hàng không dễ dàng, vừa là do dịch bệnh, vừa đột nhiên chuyển đổi nghề kinh doanh khiến không ít người thất bại ngay từ đầu. Có khá nhiều cô giáo đã phải đi đến các xưởng để xin làm công nhân đóng thùng, phân loại hàng, dán tem vào sản phẩm.

Chị Nguyễn Hồng Nhung, giáo viên mầm non tư thục ở quận Thanh Xuân cho biết: “Chồng tôi làm thiết kế xây dựng, mùa dịch này không có việc nên cũng ở nhà, kinh tế gia đình khó khăn. Tôi đi làm thêm từ ngày nghỉ dạy học, vì có 2 con nhỏ nên chỉ đi làm theo giờ.

Hiện tôi làm thêm vài tiếng buổi chiều ở kho tổng của một công ty tại quận Thanh Xuân. Công việc là nhặt hàng, đóng và dán thùng. Thu nhập làm thêm theo giờ chẳng đáng là bao, cũng chỉ thêm thắt được chút ít. Mọi khoản chi tiêu đều đã được tôi thắt chặt. Cố gắng tằn tiện để sống qua mùa dịch.

Vì chúng tôi làm tư thục nên nghỉ dạy không có lương. Tất cả đều khó khăn chung, cùng chống dịch nên chúng tôi cũng không thể đòi hỏi mà phải chủ động kiếm việc để khắc phục vất vả, tự thân vận động. Đây chỉ là công việc làm tạm thời, tôi không muốn chuyển đổi nghề vì yêu trẻ, gắn bó với công việc dạy học. Tôi chỉ mong dịch qua đi thật nhanh để được trở lại trường”.

Giáo viên mầm non tư thục mưu sinh bằng nhiều nghề

Cô Dư Thị Thanh Thúy, chăm sóc trẻ ở Trường Mầm non Sơn Ca, có 3 năm gắn bó với môi trường mầm non, đã 2 tháng qua cô cũng như nhiều đồng nghiệp tạm ngưng việc chăm trẻ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cô Thúy quê ở xã Lương Hòa, từ khi ở nhà, cô có nhiều thời gian rảnh rỗi chăm sóc cho gia đình mình nhưng thu nhập bị ảnh hưởng không nhỏ. Số tiền hơn 3 triệu đồng hàng tháng được nhận không còn nữa. Để bù vào đó, 2 tháng nay, cô làm thêm nghề chẻ trái dừa nước bán online và bà con gần nhà. Mỗi tuần cô bán được từ 5 - 7kg dừa nước, giá 60 ngàn đồng/kg, trừ hết  các chi phí, cô còn lời 300 ngàn đồng. 

Cô Thúy kể, mỗi sáng thức dậy dọn dẹp nhà cửa xong, cô cùng cha mẹ đi kiếm dừa nước đốn mang về chẻ trái lấy phần cơm dừa. Phần lớn sản phẩm cô bán online cho khách ở TP. Bến Tre và các xã lân cận. Với cô Thúy, làm nghề thời vụ trong lúc dịch bệnh khó khăn nhưng cho cô nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Mặc dù tất bật với công việc mới nhưng cô luôn nhớ về trường và các cháu nhỏ nên cô thường dành thời gian rảnh điện thoại cho phụ huynh thăm hỏi tình hình các cháu khi ở nhà.

Cô Thúy chia sẻ: “Từ đầu tháng 2 đến ngày 10-2-2020, tôi được nhà trường hỗ trợ 30% lương; trong tháng 3 được hỗ trợ 50 ngàn đồng/ngày; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà trường hỗ trợ đóng quý I-2020; tháng 4, nhà trường không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội nữa, bản thân tôi không có tiền lương nên không có khoản nào để đóng”.

Cô Huỳnh Thị Phương Lan - giáo viên cấp dưỡng Trường Mầm non Sơn Ca cũng đồng cảnh ngộ. Gần 2 tháng nay, cô Lan học nghề làm bánh quai vạt từ mẹ chồng. Sáng sớm cô làm bột, đi chợ mua nguyên liệu về sơ chế. Đến khoảng 12 giờ trưa cô bắt đầu chiên bánh, sau đó mang ra trước nhà bán và bán online. Mỗi ngày cô làm được 60 - 70 chiếc bánh (bánh thập cẩm và bánh mặn không thịt), mỗi chiếc giá 5.000 đồng, trừ các chi phí, cô còn lời từ 50 - 70 ngàn đồng.   


Được biết, trước tình hình khó khăn của giáo viên ngoài công lập, Sở GD&ĐT Hà Nội đã kiến nghị thành phố hỗ trợ tiền lương cơ bản hoặc trợ cấp cho giáo viên, đặc biệt là những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn phải thuê nhà, con nhỏ, sức khỏe yếu...

Bên cạnh đó, lãnh đọa Sở cũng đề nghị miễn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với toàn bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập đang tham gia đóng trong quý I và II năm 2020; Có các giải pháp hỗ trợ để giảm tiền thuê nhà cho giáo viên có khó khăn về nhà ở. 

Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là người trong khu vực có dịch; khảo sát lao động trong doanh nghiệp dự kiến sẽ mất việc làm để có chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng này; xây dựng phương án hỗ trợ từ ngân sách, đảm bảo chế độ cho đội ngũ cán bộ y tế; hỗ trợ tiền, lương cơ bản hoặc trợ cấp, miễn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho giáo viên, công nhân và cán bộ quản lý giáo dục.

Việc học sinh nghỉ học kéo dài do dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của giáo viên mầm non tư thục. Để có tiền trang trải cuộc sống, nhiều cô giáo trẻ đã phải xoay xở đủ nghề trong giai đoạn khó khăn này.

Theo dõi MXH của Đồ Chơi Hoàng Hà

https://about.me/dochoihoangha/
https://www.instapaper.com/p/dochoihoangha
https://genius.com/dochoihoangha
https://www.instapaper.com/p/dochoihoangha
https://twitter.com/dochoihoangha
https://www.instagram.com/dochoihoangha/
https://forums.asp.net/members/dochoihoangha.aspx
https://www.pinterest.com/dochoihoangha/
https://dochoihoangha.tumblr.com/
https://dochoihoangha.blogspot.com/
https://medium.com/@dochoihoangha
https://500px.com/dochoihoangha
https://dochoihoangha.wordpress.com/
https://vi.gravatar.com/dochoihoangha
https://www.flickr.com/photos/dochoihoangha/

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn
Đồ Chơi Hoàng Hà